Khi nói đến cách chế biến tổ yến, hầu như các bà, các cô ai ai cũng nghĩ đến món yến chưng đường phèn vì đây là món ăn dễ chế biến, dễ dùng và trên hết là mang lại giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao. Có đến hàng trăm công thức yến chưng đường phèn, tùy theo khẩu vị mỗi người, tuy nhiên, chế biến thế nào để bảo toàn chất dinh dưỡng một cách tốt nhất thì không phải ai cũng làm được. Nếu không lưu ý đến kỹ thuật nấu, bạn sẽ vô tình làm thất thoát một lượng chất dinh dưỡng đáng kể.
Bài viết mà Cô Gạo sắp chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất của tổ yến, từ đó có thể nắm được phương thức chế biến món tổ yến chưng đường phèn đúng cách!
Những điểm cần lưu ý khi chế biến món tổ yến chưng đường phèn
Có thể nói, tổ yến là loại thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng, khoáng chát có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào này rất “nhạy cảm”, nên khi phương pháp chế biến đôi khi sẽ có hơi cầu kỳ. Bạn lưu ý không nên nấu tổ yến trực tiếp với lửa lớn, hay nấu quá lâu, càng không nên kết hợp với nhiều hỗn hợp phức tạp khác… Đối với món yến chưng đường phèn cũng vậy, cách chưng yến tốt nhất để yến không bị nhão, mất chất là chưng cách thủy tổ yến với lửa nhỏ trước, rồi mới cho yến vào nước đường phèn đã được nấu. Ngoài ra, còn một số điểm lưu ý mà bạn nên biết khi chưng yến:
1. Mực nước phải cao hơn lượng yến trong thố chưng. Để có một sợi yến mềm, giòn, dai khi ăn, bạn phải cho đủ nước để yến nở to. Lưu ý, mực nước trong thố không được ít quá, cũng không được nhiều quá, một lượng nước vừa phải, ngập phàn yến trong thố sẽ cho một sợi yến ngon, vừa ăn khi thành phẩm. Tuy nhiên, tùy theo khẩu vị mỗi người, đặc biệt đối với người già, nếu muốn ăn sợi yến mềm hơn xíu bạn có thể cho thêm một ít nước nữa, để sợi yến nở ra mềm hơn.
2. Lượng yến, nước bên trong thố không nên vượt quá 70% chiều cao của thố. Ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, tổ yến sẽ nở ra một cách đáng kể. Vì vậy, làm yến chưng đường phèn bạn nên lưu ý không nên để mực nước (bao gồm yến, nước) cao quá 70% chiều cao thố, nếu không muốn yến tràn ra ngoài trong lúc chưng, rất lãng phí.
3. Chưng yến ở nhiệt độ thích hợp. Nhiều chị em cứ nghĩ, chưng yến với lửa lớn sẽ kích thích, giải phóng nhiều chất dinh dưỡng từ yến ra nước đường phèn, làm cho món ăn có giá trị hơn. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Protein cùng nhiều khoáng chất có trong tổ yến sẽ rất dễ bị phân hủy trong môi trường có nhiệt độ cao (hơn 100 độ C). Nhiệt độ thích hợp nhất để chưng yến là khoảng 80 độ C, hay một cách dễ hiểu hơn là mở lửa riêu khi chưng yến.
4. Thời gian chưng yến từ 20-30 phút. Để có một độ chín, mềm nhất định, sợi yến giòn, dai, thời gian để chưng yến thích hợp là từ 20-30 phút. Bên cạnh đó, theo quan niệm của người Hoa, để hấp thu toàn bộ các dưỡng chất có trong tổ yến, họ thường chưng với lửa nhỏ đến khi sợi yến tan ra thành nước, hòa chung với đường phèn, thời gian có khi lên đến 6 giờ đồng hồ.
5. Thời điểm cho đường phèn vào tổ yến. Được gọi là yến chưng đường phèn, nên nhiều chị em cứ lầm tưởng là sẽ chưng chung đường phèn với tổ yến. Điều này là không đúng, chỉ nên cho đường phèn vào sau khi đã chưng xong để tạo vị cho món ăn, bởi đường phèn ở nhiệt độ cao có thể ức chế sự nở ra của tổ yến, cũng như làm tiêu hao dưỡng chất có trong tổ.
6. Tạo thêm hương vị cho món tổ yến chưng đường phèn. Để có một chén yến chưng ngon, bên cạnh canh lửa, canh thời gian, bạn có thể cho thêm vài lát gừng mỏng, táo đỏ, hạt sen… để tăng hương vị. Tùy theo khẩu vị của mỗi người, có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau cho món tổ yến chưng đường phèn.
7. Cách dùng yến ngon nhất. Sau khi chưng yến xong, không nên ăn vội, bạn cho thố yến nghỉ khoảng từ 15 phút. Dùng nóng hay lạnh đều rất ngon.
Được xem là món ăn giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều giá trị sức khỏe, khi chế biến món tổ yến chưng đường phèn, bạn đừng bỏ qua 7 điểm lưu ý mà Yến nhà Cô Gạo vừa chia sẻ, để đảm bảo món ăn được tròn vị mà không hề mất đi bất kỳ chất dinh dưỡng nào nhé!