Nếu bạn đang không biết nấu món gì chiều nay, ngán thịt ngán cá. Hãy thử món cá khô chiên giấm đường đậm vị, hao cơm. Nào cùng Cô Gạo – Đặc Sản Kiên Giang chế biến món ăn đặc sắc này nhé.

SƠ CHẾ KHÔ


Với cá khô, các bạn có thể chọn 1 trong 6 loại sau và sơ chế như Cô Gạo nhé!

1. Khô cá mối mặn


Khô Cá Mối là loại khô cá biển, Cá Mối được​ có thân dài, hình trụ; đầu hơi dẹt, thân mềm. Chính vì vậy để làm đặc sản khô Cá Mối ngon thơm ngon, cần phải chọn lựa những con Cá Mối lớn, khi đánh bắt sẽ rửa sạch loại bỏ phần đầu và bụng cá, xẻ đôi, sau đó được tẩm ướp muối tinh khiết, gia vị, phơi khô nguyên con từ 2-3 nắng tự nhiên vừa đủ nhằm đảm bảo giữ được chất lượng thơm ngon của cá.


Mặc dù tên là cá mối mặn nhưng độ mặn của loại khô này không nhiều, bạn chỉ cần ngâm sơ qua với nước tầm 5p để khô mềm hơn và vớt lên để ráo. Nếu không có thời gian để ráo có thể dùng khăn lau khô nước bên ngoài để khi chiên sẽ không bị văng dầu. Sau đó cắt khô thành từng miếng vừa ăn cho món chiên giấm đường.


2. Khô cá ngân chỉ dây

Cá ngân chỉ (chỉ vàng) – 1 loài cá nước mặn sống ở ven bờ và ăn các loài sinh vật nổi. Loài cá này được phân bổ ở biển mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Thân cá hình thoi, dẹp hai bên dọc thân cá có một sọc vàng óng ánh chạy thẳng từ sau mắt đến gần đuôi, chính vì vậy cá được gọi là cá chỉ vàng. 

Cá ngân chỉ dây nhà Cô Gạo là loại dễ tách rời, nếu bạn muốn khô mềm hơn có thể ngâm qua nước 5p hoặc không ngâm cũng được ạ. Mình rửa sơ rồi để ráo là được.

3. Khô cá lóc

Khô cá lóc đồng – món ăn được làm từ cá lóc tẩm gia vị của vùng Miền Tây như: muối, bột ngọt, hạt tiêu, tẩm màu cá khô bằng ớt trái lớn (ớt bỏ hột giã lấy nước) ướp cá khoảng 30 phút. Sau đó đem phơi với nắng gắt 3 đến 4 ngày. Với khô cá lóc chế biến chiên giấm đường là món ăn đặc sắc, hao cơm.


Với khô cá lóc ở Cô Gạo – Đặc sản Kiên Giang là loại khô đã phơi khô, bạn nên ngâm nước khoảng 10p để khi chế biến khô mềm và thấm vị hơn. Sau đó bạn vớt lên để ráo, lau khô và cắt miếng vừa ăn.


4. Khô cá lưỡi búa

Cá Lưỡi Búa không hề có vẩy mà da trơn với màu xanh đậm trên lưng cá và trắng đục dần về phía bụng cá. Thịt cá có màu trắng và tập trung nhiều ở phần lưng cá. Khi thưởng thức, thịt cá săn chắc và có vị ngọt thanh khi ăn rất ngon miệng.

Khô cá lưỡi búa có tại Cô Gạo – Đặc sản Kiên Giang

Khô cá lưỡi búa chỉ cần cắt đôi, và sơ chế như khô cá ngân chỉ dây là được. Loại cá này thịt mềm hơn cá ngân chỉ dây, có thể không cần ngâm nước các bạn nhé.

5. Khô cá cơm

Vì mùa cá cơm rất ngắn, nông dân bèn dùng cách phơi khô để bảo quản. Đây là phương pháp truyền thống nhưng có hiệu quả cao. Đặc biệt, thành phẩm không mất đi hương vị. Nó vẫn giữ được vị thơm ngọt đặc trưng nhưng dễ bảo quản và vận chuyển hơn nhiều.

Bên Cô Gạo có 2 loại cá cơm lớn và nhỏ, loại nào cũng có thể chế biến món này. Với loại nhỏ, bạn có thể chiên giòn hơn và loại lớn thì mềm hơn. Tuỳ vào sở thích của mình mà chọn lựa ạ.

Khô cá cơm loại lớn có sẵn tại Cô Gạo – Đặc sản Kiên Giang


6. Khô cá đù

Họ Cá lù đù nhiều thịt và ít xương hơn, phần thân sau của cá có nhiều mỡ, rất béo. Thịt cá lù đù có ngọt, bùi bùi riêng phần đuôi có mỡ nên béo. Cá lù đù tính bình, vị ngọt, ngọt dịu, hậu bùi, “lành tính” hơn các loại hải sản khác nên ăn ít sợ bị phong. Ngày mưa có miếng khô cá lù đù ăn với cơm nguội thật không có gì bằng.

Khô cá đù cần rửa sạch, để ráo, không cần ngâm nước. Từng xớ thịt của cá rất dễ thấm gia vị khi chúng ta chế biến. Nếu sợ văng dầu bạn có thể dùng khăn thấm khô nước trên khô.

Khô cá đù có sẵn tại Cô Gạo – Đặc sản Kiên Giang


7. Khô cá dứa

Cá dứa từ lâu đã nổi tiếng bởi thịt cá thơm ngon, ít chất béo và có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Thịt cá dứa có chứa ít chất béo, nhiều loại vitamin A, D, E, DHA, Omega 3 và protein, carbohydrat đầy đủ cần thiết năng lượng cho các thành phần cần thiết của một bữa ăn.

Khô cá dứa bạn rửa sơ, cắt miếng vừa ăn và để ráo. Khi chiên dễ bắn dầu nên bạn cần chuẩn bị nắp vung để đậy lại nhé.

Khô cá dứa còn đầu có sẵn tại Cô Gạo – Đặc sản Kiên Giang

Chúng ta tiến hành chiên khô với lửa vừa. Khô có thể chiên giòn hay không tuỳ ít thích. Bạn không cần sợ khô chiên giòn sẽ bị cứng vì chúng ta còn rim với sốt giấm đường. Sau khi chiên xong vớt ra để ráo dầu.

SỐT CHIÊN GIẤM ĐƯỜNG

Về phần nguyên liệu chúng ta có thể gia giảm tuỳ theo khẩu vị của gia đình. Cô Gạo xin đề cập đến cách làm sốt chiên giấm đường chung ạ!

Pha nước mắm với 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng canh đường, giấm và tương ớt.

Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau.

Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi và hành tím cùng chút dầu ăn.

Tỏi và hành tím đã vàng, thơm thì cho phần nước xốt mắm đường vào, đun với lửa nhỏ cho đến khi thấy nước sốt sánh lại.

Kế đến cho cá khô đã chiên vào, đảo đều khoảng 5 – 7 phút cho cá khô ngấm nước xốt thì tắt bếp. Cho ra dĩa, thêm chút ớt trái đã xắt nhỏ lên mặt là hoàn tất rồi. Chúc các bạn có những bữa ăn ngon miệng bên gia đình nhé!

chiên giấm đường
Cá khô chiên giấm đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *