Tổ yến được biết đến như một “thần dược” với giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao, công dụng bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, ít ai biết để có được những sản phẩm yến sào ngon, chất lượng và giữ lại được nhiều dưỡng chất tự nhiên nhất, người nuôi yến phải trải qua một quá trình thu hoạch cầu kỳ và cũng không kém phần nguy hiểm. Trong bài viết này, Cô Gạo sẽ chia sẻ về quy trình thu hoạch tổ yến để bạn có thể hiểu rõ hơn nguồn gốc của loại thực phẩm quý này. Cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!

Vì sao cần thu hoạch tổ yến đúng quy trình?

Chim yến là một loài chim quý, mang lại giá trị kinh tế cao. Loài chim này chủ yếu sống và làm tổ trên những hang động, vách núi khu vực gần biển. Chính vì vậy, để khai thác được tổ yến ngoài tự nhiên đòi hỏi phải trải qua một quá trình khá vất vả và nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay, người ta đã tìm qua phương pháp nuôi yến lấy tổ trong nhà, nhưng vẫn đảm bảo giữ được những dưỡng chất tương tự như là yến ngoài tự nhiên.

thu hoạch tổ yến kiên giang
Chuồng yến tại Yến nhà Cô Gạo

Tuy nhiên, dù là tổ yến tự nhiên hay tổ yến nuôi trong nhà thì đòi hỏi người “nghệ nhân” phải có kỹ thuật, hiểu biết nhất định về phương cách thu hoạch tổ yến. Nếu thu hoạch tổ yến không đúng thời điểm hoặc sai cách sẽ khiến năng suất đạt được không cao, chất lượng tổ bị giảm và đồng thời phần nào cũng sẽ ảnh hưởng đến bản năng, sinh hoạt của loài chim yến.

Một năm thu hoạch tổ yến bao nhiêu lần?

Theo kinh nghiệm của những nghệ nhân nuôi yến lâu năm, mỗi một năm sẽ có 3 thời điểm có thể thu hoạch tổ:

1. Thu hoạch tổ yến trước khi chim đẻ trứng

Tổ yến giai đoạn này mới hình thành, nên sẽ rất sạch sẽ, không vướng nhiều bụi, lông, hay phân chim. Tuy nhiên, khối lượng sẽ khá nhẹ, nên thu hoạch tại thời điểm này không mấy khả quan, vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất.

Mặt khác, khi thu hoạch, người hái sẽ sử dụng phương pháp cưỡng đoạt để trộm tổ, nếu phát hiện tổ bị mất ngay lập tức chim sẽ xây lại tổ mới cho mình, cho kịp mùa đẻ trứng. Thu hoạch tổ yến tại thời điểm này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe chim, vì chúng sẽ mất rất nhiều sức để xây lại tổ mới. Thêm vào đó, nếu mất tổ quá nhiều chim sẽ cảm thấy không an toàn và sẽ bỏ đi. Vì thế, nên cân nhắc, thu hoạch tổ yến với mực độ vừa phải, hợp lý, vì giai đoạn này khá nhạy cảm với chim yến.

2. Thu hoạch tổ yến khi chim mái đã đẻ 2 trứng

Sau khi chim mái đã đẻ được 2 trứng thì đây cũng là thời điểm thích hợp cho đợt thu hoạch tổ yến tiếp theo. Lúc này tổ yến đã hình thành đầy đủ về mặt cấu trúc, trở nên dày dặn hơn cũng như chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, hái tổ trong giai đoạn này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ đi 2 quả trứng, dẫn đến số lượng chim trong nhà cũng sẽ giảm đi rất nhiều, do không có đủ trứng để nở ra chim non.

thu hoạch tổ yến tại yến nhà cô gạo
Thu hoạch tổ yến tại Yến nhà Cô Gạo

3. Thu hoạch tổ yến sau khi chim non rời tổ

Đây là giai đoạn an toàn, ít ảnh hưởng đến chim yến nhất, bởi số lượng yến trong nhà đã tăng lên nhiều lần do chim non đã rời tổ và trở lại tiếp tục xây tổ mới. Đa số người nuôi yến sẽ chọn thời điểm này cho một đợt thu hoạch lớn trong năm.

Tuy nhiên, thu hoạch tổ yến trong giai đoạn này cũng có mặt hạn chế đó là tổ yến không được sạch, chứa nhiều bụi bẩn, tạp chất, phân, lông chim… Cơ sở sản xuất phải qua một quá trình xử lý, làm sạch, rồi mới có thể đặt lên kệ kinh doanh.

Có thể thấy rõ dù ở thời điểm nào thì khi thu hoạch đều có những ưu nhược điểm khác nhau gây ảnh hưởng đến tập tính của loài chim yến cũng như chất lượng tổ yến. Là một nghệ nhân nuôi yến, bạn nên cân nhắc đưa ra lựa chọn thu hoạch tổ yến sao cho phù hợp, không nên lạm dụng, khai thác quá mức sẽ ảnh hưởng đến chuyện lâu dài.

Những lưu ý khi thu hoạch yến sào

– Khoản thời gian tốt nhất để thu hoạch tổ yến trong ngày là từ 9h đến 16h. Đây là thời điểm chim đi kiếm ăn, số lượng ít ở lại trong nhà. Cần lưu ý không nên thu hoạch khi số lượng lớn chim đã về nhà, khi có sự xuất hiện của con người, chim sẽ cảm thấy không an toàn, rất dễ bỏ đi.

– Quy tắc hạn chế “thăm” nhà yến quá nhiều lần, nên “một công đôi chuyện”, thời điểm thu hoạch tổ yến cũng là thời điểm kiểm tra và loại bỏ những mầm mống gây hại tới chim yến như dịch bệnh, nấm mốc…

– Khi hái tổ, để tránh việc tổ yến bị gãy vụn, ảnh hưởng đến năng suất, bạn có thể xịt nước xung quanh tổ rồi dùng dụng cụ, gỡ nhẹ.

Trên đây là những chia sẻ về quy trình và những lưu ý khi thu hoạch tổ yến. Mong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc của sản phẩm yến sào có trên thị trường và chọn được sản phẩm với chất lượng tốt nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *