Rất nhiều thông tin nói về lợi ích của tổ yến, những lợi ích này càng làm cho người sử dụng tò mò hơn về sự hình thành tổ yến Kiên Giang. Chúng ta hãy cùng Cô Gạo tìm hiểu câu chuyện ở trên vách đáo cheo leo ấy nhé!

Sự hình thành tổ yến Kiên Giang bắt đầu từ những tổ yến trên vách đá cheo leo

sự hình thành tổ yến Kiên Giang
Sự hình thành tổ yến Kiên Giang
chim yến đã dùng những tinh tuý quý báu của mình trong mấy tháng liền.

Trước khi có nghề nuôi tổ yến lấy tổ, chim yến chỉ làm tổ ở những nơi có địa thế hiểm trở. Thường là trên những vách đá dựng đứng ở các vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á.

Tổ yến hay là yến sào là một món ăn quý và một loại thuốc quý được hình thành từ nước dãi của chim yến. Tổ yến hình bán nguyệt thường chỉ có đường kính 15-20cm nhưng đây kết quả của những nỗ lực miệt mài của một cặp chim.

Vào mùa sinh sản, chim yến sẽ bắt cặp và lên kế hoạch xây dựng tổ. Khi bắt đầu làm tổ, chim đực lẫn chim cái liên tục bay đến bức tường đá của nơi được chọn. Chim yến thường kiếm ăn vào ban ngày và xây tổ khi đêm đến. Theo các chuyên gia thì chỉ con đực đảm nhiệm vai trò xây tổ.

Khi màn đêm buông xuống, để bắt đầu cho sự hình thành tổ yến Kiên Giang – tuyến nước dãi của chim yến phát triển mạnh, yến dùng lưỡi đẩy nước bọt lên mép tổ. Bất cứ nơi nào chim chạm vào, một lượng chất nhầy thần bí trong miệng chim được nhổ lên tường đá. Đây giống như một loại keo được tiết ra bởi tuyến nước bọt. Chất nhầy ấy nhanh chóng được làm khô bởi không khí và tạo thành những sợi chỉ nhỏ.

Sau vô số lần bay lượn và tạo ra vô vàn những sợi chỉ nhỏ, một đường viền hình bán nguyệt được vẽ từ bức tường đá, và sau đó một cạnh lồi dần dần được hiện lên để tạo thành một lớp tổ hình khuỷu tay theo từng lớp. Tổ có độ bền và độ bám dính cao và trông giống như một lớp keo trắng.

Lần đầu tiên chim yến làm tổ mất bốn tháng, những lần tiếp theo tốn ít thời gian hơn. Tổ làm xong cũng là lúc chim yến bắt đầu quá trình sinh nở. Xây tổ là một quá trình khó khăn và công phu. Cộng với nguồn dinh dưỡng dồi dào có trong tổ yến đã tạo nên giá trị to lớn cho loại sản vật này.

Do biến đổi khí hậu và sự tranh giành thức ăn, trong hơn 10 năm trở lại đây, chim yến đổi hướng đến miền nam ngày càng nhiều. Không riêng khu vực giáp biển miền tây, các vùng miền đông và tây nguyên cũng đón nhận số lượng lớn chim yến bay đến làm tổ.

Và cũng chính từ đó, nghề nuôi yến ở Kiên Giang được hình thành và phát triển như hôm nay. Gọi là nuôi yến nhưng chỉ là hoạt động tạo nhà cho yến trú ngụ, làm tổ. Chim yến vẫn tự bay đi kiếm ăn và chiều tối về làm tổ.

Với tổ yến nhà ở Kiên Giang, chim yến vẫn kiếm ăn ở biển, đoạn đường bay đi bay về mỗi ngày hàng chụm kilomet, nguồn thức ăn cũng hoàn toàn từ vùng biển Vịnh Thái Lan. Chính sự hình thành tổ yến Kiên Giang vô cùng tự nhiên này đã làm cho hương vị yến nhà không khác gì yến đảo.

Lợi ích đầu tiên của sự hình thành tổ yến Kiên Giang là làm cho tổ yến không còn là mặt hàng quá xa xỉ, rất nhiều gia đình đã có thể sở hữu tổ yến để chăm sóc sức khoẻ người thân.

Chim yến vào mùa sinh sản.

Tổ yến nguyên chất được phân loại như thế nào?

Tổ yến nguyên chất, nếu dựa theo sự hình thành tổ yến Kiên Giang mà được chia làm 2 loại: Tổ yến đảo tự nhiên và Tổ yến nhà. Trong mỗi loại, dựa theo màu sắc, tổ yến được phân theo nhiều loại khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Cảnh hái yến nhà Cô Gạo – review chân thật tại nhà yến cạnh bến tàu Rạch Giá

Tổ yến đảo tự nhiên:

  • Ở tự nhiên, chim yến thường làm tổ ở trên các vách núi đá cao cheo leo, đặc biệt là những vách đá ở ngoài đảo.
  • Sau khi chọn được vị trí xây tổ, mỗi đêm chim yến sẽ dùng nước bọt của mình để làm tổ, và sau nhiều đêm, tổ của chim yến sẽ được hình thành. Khi cảm thấy tổ đã đủ lớn, chim sẽ yến sẽ đẻ trứng vào trong tổ.
  • Người ta thường sẽ đợi khi chim yến con trưởng thành, có đủ lông đủ cánh và tự tìm kiếm được thức ăn thì bắt đầu khai thác tổ yến. Đây được gọi là tổ yến đảo tự nhiên.
  • Có thể vì tính chất nguy hiểm của việc khai thác lấy tổ yến trong hang động nên loại tổ yến đảo tự nhiên này thường có giá cao hơn so với tổ yến đảo nhà.
  • Với những điều kiện tự nhiên trong động, tổ yến thường có hình dạng giống như một cái chén, thân dày và chân cứng.
  • Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và thời tiết. Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao.

Tổ yến đảo tự nhiên có mấy loại?

  • Huyết Yến: màu đỏ của Yến được tạo thành bởi các phản ứng hóa học của các khoáng chất từ vách đá ngấm vào tổ yến.
  • Hồng Yến: Hồng Yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà.
  • Bạch Yến: Bạch Yến đảo là loại tổ yến thông dụng nhất trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Số lượng Bạch Yến bán trên thị trường thế giới chiếm khoảng 90% tổng số lượng tổ yến trên thị trường.

Tổ yến nhà có mấy loại?

So với yến đảo tự nhiên thì tổ yến nhà cũng có thành phần dinh dưỡng tương tự. Sự hình thành tổ yến Kiên Giang gần như là tự nhiên, các thủ thuật dụ dẫn chim không làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và thói quen sinh hoạt của chim yến.

  • Huyết Yến: Yến nhà nuôi vẫn có thể xuất hiện Huyết Yến, tuy nhiên, không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại tổ yến này. Và nếu có đi chăng nữa thì loại Huyết Yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ rất ít.
  • Hồng Yến: Cũng giống như Huyết Yến nhà, đối với những nhà nuôi yến phải trên 6 năm mới xuất hiện Hồng Yến với tỉ lệ thấp. Do vậy mà giá cả của Hồng Yến nhà cũng khá cao.
  • Bạch Yến: Đây là loại tổ yến nguyên chất được mua bán thông dụng nhất trên thị trường yến sào. Bạch Yến đã được nuôi gần như khắp cả nước, đặc biệt từ miền Trung trở vào và giá cả cũng không cố định mà tùy vào nguồn gốc của tổ yến.
  • Yến Vàng: Loại Yến Vàng này có số lượng khai thác nhiều hơn Hồng Yến một chút nhưng vẫn thuộc tỉ lệ ít. Yến vàng nhạt hay vàng đậm tùy lúc nhưng chất lượng, độ nở nhiều, độ giòn dai khi ăn rất hấp dẫn. Thường là những loại tổ yến già để lâu mới thu hoạch.
sự hình thành tổ yến Kiên Giang
Yến nhà Cô Gạo – Tổ yến từ Kiên Giang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *