Chúng ta đã chăm sóc chim yến Kiên Giang thế nào ? Hãy cùng Cô Gạo tìm hiểu về Bệnh viện chim yến tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đã suy ngẫm nhé!
Bi kịch xảy ra với những chú chim yến non
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là nơi tập trung phần lớn các đàn chim yến tự nhiên với 223 hang yến đảo tự nhiên. Sau tỉnh Khánh Hòa, đảo Cù Lao Chàm là khu vực thứ hai có đàn yến đảo và số lượng tổ yến khai thác mỗi năm lớn. Yến đảo Cù Lao Chàm có hàng trăm nghìn con, phân bố tại 10 hang thuộc 3 đảo.
Trong đó, đảo Hòn Khô có hang Khô, Mỏ Đùng; đảo Hòn Lao có hang Tò Vò, hang Trăn, hang Cả, hang Mũi Dứa; đảo Hòn Tai có hang Cạn, hang Bắc Cầu, hang Xanh Rêu, hang Kỳ Trâu. Nguồn lợi từ khai thác yến sào mỗi năm đem lại cho ngân sách TP.Hội An từ 60 – 80 tỷ đồng. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, đàn yến đảo suy giảm nghiêm trọng về số lượng, tăng trưởng chậm, chất lượng tổ yến liên tục suy giảm, hiện tượng rơi tổ và rơi chim non khỏi tổ trong mùa sinh sản ngày càng cao.
Kỹ sư Huỳnh Ty (Ban Quản lý và khai thác Yến Cù Lao Chàm) – chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp cứu hộ chim yến đảo tại Cù Lao Chàm” cho biết, chính yếu tố biến đổi khí hậu, nạn săn bắt chim yến làm thực phẩm, tình trạng nở rộ nhà dẫn dụ yến là tác nhân khiến đàn yến đảo suy giảm số lượng, chủng loài. Nguyên nhân quan trọng nữa là do cấu trúc hang yến.
Chim yến thường chọn những hang cách biệt, hẹp, trơ trọi, nơi đầu sóng gió, nhất là tại các hang có đáy ngập nước biển… như đặc tính sinh tồn loài, lại hạn chế thiên địch. Cấu trúc hang ảnh hưởng tới các nhân tố khác như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và nếu các yếu tố này không đảm bảo cũng ảnh hưởng lớn tới sự sinh sôi, phát triển tổng đàn.
Việc khai thác yến mỗi năm 2 vụ và xác định thời điểm khai thác hợp lý, đảm bảo khai thác khi chim non đã rời tổ cũng là yếu tố quan trọng làm tổng đàn giảm hay tăng mỗi năm. Chưa kể do yếu tố cạnh tranh sinh tồn, các yếu tố ngoại cảnh, thiên địch, đặc biệt tình trạng chim non rơi khỏi tổ là nguyên nhân quan trọng khiến tổng đàn suy giảm.
Bệnh viện cứu hộ chim yến non
Theo Kỹ sư Huỳnh Ty, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều giải pháp tác động để hạn chế hiện tượng rơi trứng, rơi tổ và rơi chim non như làm mái che, đập chắn sóng, di đàn đến hang mới, tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho đàn yến sinh sôi, nảy nở.
Nhóm nghiên cứu lắp đặt 3 hệ thống camera tại hang Khô, hang Tò Vò và khu vực nhà nuôi yến con; xây dựng hệ thống đo nhiệt ẩm đặt tại hang Khô, hang Tò Vò và nhà nuôi chim; trang bị lưới mờ, vợt thu mẫu chim yến trưởng thành, lồng nhốt chim, dụng cụ chăm sóc chim non là tổ giả, máy phun sương, đèn hồng ngoại, quạt gió, thiết bị gắp cho ăn…
Điểm mới của đề tài là nhóm nghiên cứu xây dựng một “bệnh viện” cứu hộ cho chim non rơi tổ tại hang Mũi Dứa (Hòn Lao). “Năm 2017, Ban Quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm đã triển khai quy trình cứu hộ chim non. Đợt này, nhóm đã thu tổng cộng 569 chim non rơi tổ tại 3 hang (Khô, Cả, Tò Vò) và lựa chọn 450 chim non đảm bảo điều kiện để đem về hang Mũi Dứa nuôi thí nghiệm, chăm sóc.
Chúng tôi cũng đã thử nghiệm, tìm công thức cho ăn phù hợp, chủ yếu là trứng kiến vàng, bột tổng hợp, côn trùng được pha chế theo tỷ lệ phù hợp… Xây dựng nhà nuôi chim non với tường xây gạch, đổ sàn bê tông, trang bị hồ nước làm mát, có hệ thống cửa thông thoáng, có hệ thống tổ giả để nuôi chim non. Xây dựng nhà lưới hỗ trợ chim non tập bay, nhân nuôi côn trùng như ruồi giấm, ruồi lính đen, mọt bột để tạo thức ăn cho chim non” – kỹ sư Huỳnh Ty nói.
Thành công của đề tài nghiên cứu đã đóng góp lớn vào sự phát triển của đàn yến đảo Cù Lao Chàm, nhất là xây dựng quy trình cứu hộ chim yến non rơi tổ với các công đoạn: tiếp nhận chim rơi, sơ cứu chim, phân loại chim theo ngày tuổi, vận chuyển chim về địa điểm nuôi, kiểm tra và loại chim yếu, chim dị tật, nuôi dưỡng chim, tập bay trong nhà lưới, thả chim bay theo đàn…
Quy trình cứu hộ chim non 1 – 14 ngày tuổi và quy trình chăm sóc chim non đạt 15 – 30 ngày tuổi, 31 – 42 ngày tuổi. Chim sau 45 ngày tuổi được chuyển qua nhà lưới tập bay giúp chim con thích nghi với môi trường sống tự nhiên. Chim non cứu hộ khi đủ tháng đủ ngày sẽ được thả ra để tiếp cận ngay với đàn chim tự nhiên vào buổi chiều tối, khi đàn về hang và chim sẽ bay theo đàn tự đi kiếm ăn sáng hôm sau…
Lương y của loài chim yến
Ông Võ Quý, công nhân tại trạm cứu hộ Mũi Dứa, kể từ lúc bệnh viện được thiết lập, hầu như các công nhân rất ít khi trở về đất liền. Anh em bị cuốn theo công việc ngày đêm, ai cũng nắm kỹ trong lòng lịch ấp nở, đẻ trứng của yến.
Khoảng từ tháng 7 đến tháng 8 hằng năm là thời gian căng thẳng nhất bởi yến nở đồng loạt. Chim yến non trong độ 1-22 ngày tuổi đang được yến mẹ nuôi bật ra khỏi tổ, rơi xuống la liệt. Tất cả chúng đều phải chịu cảnh làm mồi ngon cho chuột đá, cá biển, mèo hoang.
Để đưa được yến về bệnh viện, kỹ sư, công nhân phải canh tổ yến liên tục, dùng lưới mắt cá căng đón lõng ở những vị trí yến dễ rơi xuống nhất rồi gom về cứu hộ. Yến bị thương sẽ được cứu chữa, chăm sóc, cho ăn uống. Khi chúng khỏe mạnh, đủ lông cánh sẽ được cho ra gian nhà lưới để tập bay.
Các công nhân sẽ tìm cách dẫn dụ, hướng yến bay xung quanh nhà lưới thành thục. Thời khắc hạnh phúc nhất với họ là được gieo thả yến ra trời biển, theo chim mẹ bay về nhập đàn tự nhiên.
Dù mới hoạt động và đón lứa “bệnh nhân yến” đầu tiên từ tháng 7 tới nay, nhưng hơn 500 chim yến gặp nạn đã được các bác sĩ cứu sống, trả về tự nhiên.
Ông Huỳnh Ty cho biết trừ những ca chấn thương, va đập quá nặng khi rơi khỏi tổ, hầu hết yến non được đưa về cứu hộ đều sống sót, được chăm sóc đầy đủ và đủ lông đủ cánh để thả về tự nhiên.
Tuy nhiên, năng lực của bệnh viện chim trời hiện còn quá nhỏ so với số lượng 2.000 – 4.000 yến non gặp nạn mỗi mùa sinh sản, nên ai cũng đau lòng khi đi kiểm tra hang yến và nhìn những lớp yến non rơi xuống vách đá chết tức tưởi mỗi năm.
Ngoài ra, rắn đảo, chuột đá, ong vò vẽ, mèo hoang, kiến… cũng là những cỗ máy săn mồi khiến không ít yến non phải lìa khỏi tổ. Các kỹ sư ngoài việc vừa cứu hộ vừa phải canh từng tổ yến để bảo vệ chim non.
Các kỹ sư kể nhiều năm làm việc ở Cù Lao Chàm, mỗi lần ra thăm hang thấy yến chết, rụng la liệt xuống mỏm đá bụng dạ không khỏi xót xa. Một số anh em công nhân đã tự tay cứu hộ, băng bó, đem yến về nuôi nhưng công việc này chẳng thấm tháp vào đâu.
Từ khi trung tâm cứu hộ yến ra đời, những chiếc bóng lầm lụi của những nam công nhân trở nên thân quen và trở thành những bà mẹ bất đắc dĩ của yến.
Hàng ngày họ phải ra hang kiểm tra tình trạng tổ yến, xuống vực sâu lắp đặt các thiết bị theo dõi tổ như camera, loa dụ yến, canh các loài thiên địch ăn thịt như rắn, mèo hoang, chuột… để yến vào làm tổ an toàn.
Với những chú chim yến mới nở, rơi khỏi tổ, rớt xuống các mỏm đá và được lớp lưới hứng lại, việc cứu hộ cũng vô cùng vất vả.
Các kỹ sư, công nhân phải thức trắng đêm, ăn ngủ ngay bên trung tâm cứu hộ để theo dõi diễn biến sức khỏe từng con, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để yến khỏe mạnh cho tới ngày đủ lông cánh và bay về biển cả hòa vào đàn.
Chăm sóc chim yến Kiên Giang – Chúng ta phải làm thế nào?
Nghề nuôi, chăm sóc chim yến Kiên Giang tại hiện nay đã là nguồn kinh tế của nhiều gia đình, nhiều lao động gia công tổ yến có thu nhập ổn định.
Cách chăm sóc chim yến Kiên Giang cũng không hề đơn giản. Tuy không phải ở khơi xa như Cù Lao Chàm nhưng hiện tượng chim yến chết do biến đổi khí hậu, do thiên địch, do khai thác không đúng cách vẫn xảy ra tại địa phương.
Kiên Giang chưa có điều kiện phát triển các tổ chức đủ chuyên môn để tư vấn, hỗ trợ người nuôi yến cũng như chăm sóc chim yến Kiên Giang. Ngành nuôi, chăm sóc chim yến Kiên Giang thật sự cần 1 tổ chức tâm huyết như vậy để ngành được duy trì và phát triển bền vững.
Cùng với đó, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang phối hợp với các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nuôi, chăm sóc chim yến Kiên Giang tuân thủ, thực hiện tốt quy hoạch; khuyến cáo nhân dân không nuôi chim yến tự phát ngoài quy hoạch, không nuôi trong vùng cấm, khu vực nội thành, nội thị và những khu vực gần công sở, trường học, chợ, công viên, bệnh viện, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư…
Kiểm tra, rà soát lại các hộ gây nuôi dẫn dụ chim yến hiện hữu về hiệu quả khai thác, điều kiện vệ sinh môi trường, tiếng ồn, an toàn dịch bệnh, nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ sức khỏe cộng đồng… để mọi nhà nuôi, chăm sóc chim yến Kiên Giang không ảnh hưởng đến cộng đồng.
Chăm sóc chim yến Kiên Giang cũng như nhiều công việc khác cần những cá nhân và tổ chức thật sự tâm huyết suy nghĩ cho cục diện lâu dài, an toàn và bền vững.
Cô Gạo hy vọng mẫu chuyện từ Quảng Nam và đôi dòng trăn trở với ngành nuôi và chăm sóc chim yến Kiên Giang có thể giúp ích cho các bạn và ngành nghề nuôi, chăm sóc chim Kiên Giang.
Giới thiệu đến Quý khách hàng sản phẩm yến Cô Gạo cung cấp:
Yến Tinh: 3.300.000 đ/100g
Yến Thô: 2.000.000 đ/100g
* Mềm giòn hòa quyện * Tổ yến SIÊU TIẾT KIỆM vì sẽ nở 5 – 6 lần sau khi chưng
* Giá yến SIÊU ƯU ĐÃI so với thị trường
Giao hàng NHANH FREESHIP toàn quốc
Đóng hộp sang trọng, thích hợp làm quà biếu
Cô Gạo CAM KẾT:
– 100% yến sào nguyên chất tự nhiên
– Không chất bảo quản
– Không phẩm màu
————————————————————————-
Mọi thắc mắc và tư vấn khách hàng có thể liên hệ:
Hotline: 0969 687 546 – 02976 251 251
Facebook: facebook.com/yennhacogao
Youtube: Cô Gạo
Web: CoGao.vn
Gmail: cogaokg@gmail.com
Địa chỉ 1: 17 Cô Giang, Vĩnh Bảo, TP.Rạch Giá, Kiên Giang
Địa chỉ 2: 390 Ngô Quyền, Vĩnh Lạc, TP.Rạch Giá, Kiên Giang
Địa chỉ 3: Căn số 8, khu biệt thự Seaview, Vĩnh Bảo, TP.Rạch Giá, Kiên Giang